Title | : | TỔng Quan VỀ NghiỆp (Vietnamese Edition) |
Author | : | |
Rating | : | |
ISBN | : | 1087987873 |
ISBN-10 | : | 9781087987873 |
Language | : | Vietnamese |
Format Type | : | Paperback |
Number of Pages | : | 386 |
Publication | : | Published September 15, 2021 |
Tập sách này nguyên là phần giới thiệu tổng quát cho phẩm IV "Phân biệt nghiệp" luận A-tì-đạt-ma Câu-xá, bản dịch Việt, Hương tích đã ấn hành nhiều lần, lần đầu 2015, lần cuối 2019. Nay tách thành một tác phẩm riêng biệt. Tiên khởi, vì chỉ là phần giới thiệu tổng quát cho phẩm nghiệp của Câu-xá nên các vấn đề cũng chỉ giới hạn trong các biện luận của các bộ phái A-tì-đàm.
Nhưng nói về nghiệp thì không thể không biết đến các luận điểm của Đại thừa, trong đó phải kể đến hệ Du-già hành (Yogacāra), thường được biết đến với tên gọi Duy thức tông hay Pháp tướng tông tại Trung hoa. Nghiên cứu riêng về nghiệp trong tông phái này không thể ngắn hơn nghiên cứu trong các hệ A-tì-đàm, với khối lượng tác phẩm đồ sộ phần lớn tồn tại trong các bản Hán dịch và những sớ giải từ các bản dịch này. Trong khi chờ đợi những khảo cứu sâu rộng từ hệ phái này, ở đây cũng cần có cái nhìn sơ lược về nó, tất nhiên vấn đề quan trọng là quá trình sau khi tạo tác được tích lũy và tồn tại, nghiệp tồn tại như thế nào để cho quả trong nhiều đời sau.
Để bổ túc cho các luận giải A-tì-đàm, sau phần chính với những vấn đề chính như được thấy trong Câu-xá, trong đây cũng thêm hai bản Phụ luận, và một Phụ lục văn bản Đại thừa Thành nghiệp luận dịch Việt bởi Tuệ Sỹ và Tâm Nhãn. Mặc dù phần chính đã được ấn hành nhiều lần, nhưng những lỗi chính tả trong đó còn tương đối không ít. Những phần khác như thư mục tham khảo, ngữ vựng Phạn-Tạng-Hán, sách dẫn, cũng không thể thiếu trong một tác phẩm nghiên cứu. Những phần này do đạo hữu Nguyên Đạo Văn Công Tuấn bổ sung và hoàn tất. Nơi đây tác giả chân thành ghi nhận công đức vô lượng của đạo hữu đã đóng góp cho tác phẩm này được hoàn chỉnh để xứng đáng là một tác phẩm nghiên cứu.
Một tác phẩm nghiên cứu Phật học không thể không biết đến các văn hệ Phạn-Tạng-Hán, và thêm vào đó là văn hệ Pāli được xem là gần với nguyên thủy Phật thuyết. Những từ cú của các hệ ngôn ngữ được trích dẫn trong sách này mà tránh được những sai sót, đó là nhờ công đức của Thượng Tọa Hạnh Tấn, Geshe Tsewang Dorje, Đại Đức Thanh An và đạo hữu Thanh Phi. Tác giả chân thành ghi nhận công đức hỗ trợ của chư vị.
Ngoài ra, để cho một công trình nghiên cứu được hoàn chỉnh trong một giới hạn nào đó, cũng phải kể đến sự đóng góp của nhiều đạo hữu khác về mặt kỹ thuật. Nơi đây cũng xin chân thành ghi nhận công đức của chư vị. Nguyện hồi hướng công đức này đến mọi loài chúng sanh cho được sự tăng ích an lạc.
Mùa An Cư PL. 2566 (DL. 2021) Tuệ Sỹ
Nhưng nói về nghiệp thì không thể không biết đến các luận điểm của Đại thừa, trong đó phải kể đến hệ Du-già hành (Yogacāra), thường được biết đến với tên gọi Duy thức tông hay Pháp tướng tông tại Trung hoa. Nghiên cứu riêng về nghiệp trong tông phái này không thể ngắn hơn nghiên cứu trong các hệ A-tì-đàm, với khối lượng tác phẩm đồ sộ phần lớn tồn tại trong các bản Hán dịch và những sớ giải từ các bản dịch này. Trong khi chờ đợi những khảo cứu sâu rộng từ hệ phái này, ở đây cũng cần có cái nhìn sơ lược về nó, tất nhiên vấn đề quan trọng là quá trình sau khi tạo tác được tích lũy và tồn tại, nghiệp tồn tại như thế nào để cho quả trong nhiều đời sau.
Để bổ túc cho các luận giải A-tì-đàm, sau phần chính với những vấn đề chính như được thấy trong Câu-xá, trong đây cũng thêm hai bản Phụ luận, và một Phụ lục văn bản Đại thừa Thành nghiệp luận dịch Việt bởi Tuệ Sỹ và Tâm Nhãn. Mặc dù phần chính đã được ấn hành nhiều lần, nhưng những lỗi chính tả trong đó còn tương đối không ít. Những phần khác như thư mục tham khảo, ngữ vựng Phạn-Tạng-Hán, sách dẫn, cũng không thể thiếu trong một tác phẩm nghiên cứu. Những phần này do đạo hữu Nguyên Đạo Văn Công Tuấn bổ sung và hoàn tất. Nơi đây tác giả chân thành ghi nhận công đức vô lượng của đạo hữu đã đóng góp cho tác phẩm này được hoàn chỉnh để xứng đáng là một tác phẩm nghiên cứu.
Một tác phẩm nghiên cứu Phật học không thể không biết đến các văn hệ Phạn-Tạng-Hán, và thêm vào đó là văn hệ Pāli được xem là gần với nguyên thủy Phật thuyết. Những từ cú của các hệ ngôn ngữ được trích dẫn trong sách này mà tránh được những sai sót, đó là nhờ công đức của Thượng Tọa Hạnh Tấn, Geshe Tsewang Dorje, Đại Đức Thanh An và đạo hữu Thanh Phi. Tác giả chân thành ghi nhận công đức hỗ trợ của chư vị.
Ngoài ra, để cho một công trình nghiên cứu được hoàn chỉnh trong một giới hạn nào đó, cũng phải kể đến sự đóng góp của nhiều đạo hữu khác về mặt kỹ thuật. Nơi đây cũng xin chân thành ghi nhận công đức của chư vị. Nguyện hồi hướng công đức này đến mọi loài chúng sanh cho được sự tăng ích an lạc.
Mùa An Cư PL. 2566 (DL. 2021) Tuệ Sỹ