Tuyển tập thơ thiền Lý – Trần by Nguyễn Duy


Tuyển tập thơ thiền Lý – Trần
Title : Tuyển tập thơ thiền Lý – Trần
Author :
Rating :
ISBN : -
Language : English
Format Type : Unknown Binding
Number of Pages : -
Publication : Published January 1, 2019

Cuốn sách tập hợp những bài thơ thiền nổi tiếng thời Lý, Trần từ nguyên bản chữ Hán, được hai nhà thơ Nguyễn Duy và Nguyễn Bá Chung dịch ra tiếng Việt, được các dịch giả Nguyễn Bá Chung, Kevin Bowen dịch sang tiếng Anh và dịch giả Frank Gerke dịch sang tiếng Đức, tiến sĩ Lê Mạnh Thát viết Lời giới thiệu. Ngoài ra còn có phần hình ảnh minh họa đậm chất Thiền do nhà thơ Nguyễn Duy chủ biên và trình bày.


Tuyển tập thơ thiền Lý – Trần Reviews


  • Nguyên Trang

    5* là dành cho các bài thơ gốc thôi ;)) đọc xong thấy xúc động ghê.
    Mấy năm nay mình rất thích đọc cái gì thuộc về nguồn cội, bản chất dân tộc, để tìm hiểu về chính mình. Có đợt cứ gặp ai kiểu cao tuổi có tí kiến thức là mình hỏi bản chất con người Việt Nam là gì. Phần đa mình hay nhận được những câu như giỏi đánh nhau chửi tục khôn vặt =)) Nên giờ đọc cuốn này rất an lòng. Giờ mới biết Chử Đồng Tử Tiên Dung là những Phật tử có tên tuổi đầu tiên của Việt Nam. Và những điều minh triết luôn có trong dòng máu dân tộc từ xưa. Những bài thơ tuyệt đẹp về cách để có một cuộc sống minh triết.

    Như bài Thị đệ tử của quốc sư Vạn Hạnh: Thân như điện ảnh hữu hoàn vô/ Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô/ Nhậ vận thịnh suy vô bố úy/ Thịnh suy như lộ thảo đầu phô (ý nói thân người như bóng chớp có rồi lại không, cây cỏ mùa xuân tươi tốt đến thu lại khô héo, hiểu được nghĩa thịnh suy vậy thì không còn sợ hãi nữa, cái thịnh suy đó ngắn ngủi như thời gian hạt sương móc trên đầu ngọn cỏ).

    Hay Cảm hoài của thiền sư Chân Không: Diệu bản hư vô nhật nhật khoa/ Hòa phong xuy khởi biến sa bà/ Nhân nhân tận thức vô vị lạc/ Nhược đắc vô vi thủy thị gia (tính không vi diệu có ở mọi nơi như gió hòa khắp thế gian, ai cũng biết cái hạnh phúc của vô vi nhưng phải thể hiện được cái vô vi đó trong cuộc sống thì mới được).

    Hay Thị tịch kệ của ni sư Diệu nhân: Sinh lão bệnh tử/ Tự cổ thường nhiên/ Dục cầu xuất ly/ Giải phược thiêm triền/ Mê chi cầu Phật/ Hoặc chi cầu Thiền/ Thiền Phật bất cầu/ Đỗ khẩu vô nghiên (sinh lão bện tử là cái lẽ thường nên càng cầu thoát càng buộc chặt, vì mê lầm nên mới cầu Phật cầu thiền chứ Thiền phật vốn chẳng cầu, chỉ ngồi yên không hé môi).

    Hay Hữu Không của thiền sư Từ Lộ: Tác hữu trần sa hữu/ Vi không nhất thiết không? Hữu không như thủy nguyệt/ Vật trước hữu không không (nói có thì nhỏ như hạt bụi cũng là có mà nói không thì tất cả cũng là không, có không như ánh trăng dưới nước, đừng bám hẳn vào có cũng đừng cho cái không là không).

    Hay Ngôn hoài của thiền sư Không Lộ: Trạch đắc long xà địa khả cư/ Dã tình chung nhật lạc vô dư/ Hữu thời trực thướng cô phong đỉnh/ Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư (tìm đất long xà về ở ẩn, cả ngày vui tình quê, có lúc lên thẳng đỉnh núi trơ vơ hú một tiếng dài lạnh bầu trời).

    Hay Trí nhân vô ngộ đạo của thiền sư Tịnh Không: Trí nhân vô ngộ đạo/ Ngộ đạo tức ngu nhân/ Thân cước cao ngọa khách/ Hề thức ngụy kiêm chân (người trí không ngộ đạo, người ngộ đạo hẳn người ngu, khách nằm cao chân duỗi thẳng chẳng biết ngụy với chân là gì).

    Hay Thị tịch của thiền sự Tịnh giới: Thu lai lương khí sảng hung khâm/ Bát đẩu tài cao đối nguyệt ngâm/ Kham tiếu thiền gia si độn khách/ Vi hà tương ngữ dĩ truyền tâm (thu đến trời mát dịu tâm hồn sảng khoái, các nhà thơ tài cao bát đẩu ngâm vịnh, thật nực cười những kẻ rồ ngộ trong nhà thiền, sao lại lấy ngôn từ để truyền tâm).

    Hay Ký thanh phong am tăng Đức Sơn của Trần Thái Tông: Phong đả tùng quan nguyệt chiếu đình/ Tâm kỳ phong cảnh cộng thê thanh/ Cá trung tư vị vô nhân thức/ Phó dữ sơn tăng lạc đáo minh (gió đập cửa thông trắng chiếu trên sân, lòng thuận với phong cảnh trong sáng lặng lẽ, bao cái thú vị trong đó không ai hay, mặc cho nhà sư trong núi vui đến sáng).

    Hay Túc Hoa Âm tự của Nguyễn Trung Ngạn: Ngẫu bạng chiêu đề túc/ Tăng lưu bán tháp phân/ Thạch tuyền triêu cấp thủy/ Chỉ trướng dạ miên vân/ Tùng tử lâm song trụy/ Viên thanh cách ngạn văn/ Chúc ngư xao mộng tỉnh/ Hoa vũ lạc tân phân (ngẫu nhiên vào ngủ đêm trong chùa, sư dành cho nửa giường, sáng đi múc nước ở suối đá, đêm ngủ với mây trong trướng giấy, quả thông rụng trước cửa sổ, tiếng vọng nghe bên kia sông, mõ chua khua tỉnh giấc mộng, mưa hoa rơi xuống tơi bời).

    Hay những câu Nghĩ hướng Bồ đề cách vạn tầm (nếu dụng tâm đi tìm bồ đề thì xa vô cùng), Khách khứ tăng vô ngữ Tùng hoa mãn địa hương (khách về sư không nói gì, mặt đất thơm ngát mùi hoa thông).

    Nhưng cũng như bài Hưu hướng Như Lai của thiền sư Quảng Nghiêm trong này, đại để không phải Như Lai thì đừng nói chuyện như Như Lai, theo mình thấy, các bài thơ trong này đều ở tầm cao mà người mới thiền không nên coi đó là chân lý. Trong Phật giáo có khái niệm bản môn và tích môn rất hay. Nghĩa là nhìn mọi thứ theo tương đối và tuyệt đối. Không có cái nào đúng sai mà nó sẽ bổ trợ cho nhau theo từng giai đoạn. Như nói vì mê vì lầm nên mới cầu Phật cầu Thiền chứ Thiền Phật vốn không cầu mà chỉ ngồi im, thì đây đã là bản môn. Nhưng muốn đạt level đó thì phải tham cầu tham thiền vào mới xong, ấy là tích môn.

    Khen thơ gốc xong thì xin chê các phần còn lại. Những kiểu dịch thơ, chêm ảnh cho những bài thơ thiền đỉnh cao thế này có lẽ chỉ dành cho những thiền sư vừa lâu năm vừa có tài thi phú. Còn không thấy được cái giản dị vi diệu, dịch như chatgpt, ảnh như AI tự tích hợp theo quan niệm chung, thì không thấy được cái hay của thơ gốc. Lại không có bối cảnh. Nhưng nếu nói diễn giải lại được những thơ này, e chỉ nghĩ ra được mỗi Nguyễn Du =))) hoặc cùng lắm là Thích Nhất Hạnh và Bùi Giáng.

    Nói vậy chứ vẫn tuyên dương tinh thần. Nhờ tinh thần đó nên mới có cuốn sách hay này mà đọc ;))

  • Lợi Trần Tiến

    vô ngôn.