Cong trinh Phien dich Dai Tang Kinh Viet Nam (Vietnamese Edition) by Hoi Dong Hoang Phap


Cong trinh Phien dich Dai Tang Kinh Viet Nam (Vietnamese Edition)
Title : Cong trinh Phien dich Dai Tang Kinh Viet Nam (Vietnamese Edition)
Author :
Rating :
ISBN : -
ISBN-10 : 9798886660388
Language : Vietnamese
Format Type : Paperback
Number of Pages : 348
Publication : Published September 19, 2022

Trong thế giới ngày nay, Phật giáo được lưu truyền rộng rãi với ba hệ giáo nghĩa Thanh văn, Đại thừa và Kim cang thừa được ký tải thành văn trong hệ ngôn ngữ Pāli, Hán và Tạng. Trong đó, văn hệ Hán được xem là tương đối phong phú, hàm chứa giáo nghĩa của nhiều bộ phái khác nhau mà đại bộ phận cũng được tìm thấy trong hai ngữ hệ kia. Thế nhưng, văn hệ Hán hầu hết, nếu không nói là toàn bộ, là các bản dịch Phạn-Hán, trong khi đó, hiện tại, kể từ khi Đại học viện Nalanda bị thiêu hủy, kinh điển Sanskrit bị hủy hoại gần hết. Kể từ cuối thế kỷ thứ 8 cho đến 20 Tây lịch, một số rất ít bản Phạn được tái phát hiện từ các đống đổ nát trong Tăng viện dọc theo con đường tơ lụa, qua các nước Tây vực trước đó là những quốc gia Phật giáo - nay là những quốc gia Hồi giáo. Những phát hiện này cũng đã giúp các nhà nghiên cứu hiểu biết phần nào về những sai lầm và khiếm khuyết trong một số bản dịch Phạn-Hán. Mặt khác, trong khi các nguyên bản Phạn chưa được phát hiện, người phiên dịch A-hàm và Tứ phần nếu không nhờ đối chiếu với các Nikāya và Vinaya-Pāḷi sẽ phạm phải rất nhiều sai lạc trong các bản dịch Việt. Vì vậy, trong trình độ nghiên cứu Phật học hiện tại trên thế giới, một dịch giả Phật giáo từ Tam tạng Hán hệ, cần phải được trang bị các hệ ngôn ngữ chuyển tải Thánh điển, cụ thể là Sanskrit, Pāli, Hán và Tạng, trong trình độ nhất định. Thánh điển Phật giáo từ Hán hệ hiện tại cũng được phiên dịch sang các ngôn ngữ phương Tây khá nhiều, trong đó có những dịch giả Anh hoặc Pháp, và cả người Hoa, nhưng trong trường hợp không có bản Phạn để đối chiếu, cũng phát hiện được nguyên hình cấu trúc ngữ pháp Phạn tiềm ẩn trong câu văn Hán; cho thấy vì chỉ đơn thuần dịch theo cấu trúc ngữ pháp Hán, đã phạm không ít sai sót. Với ước nguyện hoàn thành bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam chuẩn mực dịch từ Hán hệ, Hội Đồng Hoằng Pháp đã tổ chức các khóa học Phạn văn do Giáo sư Trí Việt Đỗ Quốc Bảo, Tiến sĩ Sanskrit Đại Học Heidelberg, phụ trách. Đề án phiên dịch sẽ được lập theo trình độ thông hiểu Sanskrit qua các năm học. Chương trình đào tạo Sanskrit ước định trong 5 năm. Sau 5 năm học, các học viên có thể đủ trình độ để trở thành thành viên chính thức của Hội Đồng Phiên Dịch. (...) (Trích HT Thích Tuệ Sỹ Lời Dẫn )